Dịch Covid 19 kéo dài đã tác động không nhỏ lên nền kinh tế truyền thống. Nhóm ngành kinh doanh, hình thức đầu tư cũng từ đó mà thay đổi. Thị trường chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số nhóm ngành mới. Vậy đầu tư mùa dịch, người Việt chọn đổ tiền vào lớp tài sản nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý anh chị tìm hiểu.
Trên thị trường Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều ngành đầu tư mới. Đặc biệt trong mùa dịch, cơ cấu dịch chuyển hệ số hóa. Thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghệ số. Mỗi ngành đều mang những đặc thù và tính chất riêng. Theo thống kê, có 5 kênh đầu tư chính nhận được sự quan tâm trên thị trường: Bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm, trái phiếu và vàng. Đây được xem là những ngành chiếm phần lớn lượng tiền đầu tư mùa dịch.
Bất động sản được đánh giá là nhóm ngành nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư mùa dịch nhất. Cụ thể, thống kê tách dư nợ ngân hàng tính đến tháng 02.2021 chỉ ra, bất động sản là ngành nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Con số dư nợ ngành bất động sản chiếm đến 20% tổng dư nợ. Ước chừng khoảng 80 tỷ USD trên tổng nợ toàn nền kinh tế.
Bất động sản chiếm phần lớn trọng nguồn vốn đầu tư. Điều này được lý giải theo ba lý do chính :
Là nhóm ngành “sinh sau, đẻ muộn” nhưng chứng khoán đang dần chiếm sóng đầu tư. Thống kê từ VN Index chỉ ra, các chỉ số khối lượng giao dịch, lẫn giá trị giao dịch đều tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021.
Tác động của đại dịch năm 2020, thị trường chứng khoán từng chứng kiến một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. Không lâu sau đó, nhờ vào “sức khỏe, sức trẻ”. thị trường đã hồi phục một các nhanh chóng. Cộng với việc lãi suất duy trì thấp kỷ lục. Rất nhanh sau đó, số lượng đầu tư F0 tham gia mới thị trường liên tục tăng. Đạt đỉnh chưa từng thấy trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Sở hữu những đặc điểm đặc thù như chỉ cần giao dịch thông qua Internet, chu kì tiền rẻ cừng tiềm năng phát triển lớn. Chứng khoán cũng là một kênh đầu tư mùa dịch hâp dẫn. Nhưng với biến động khó lường, cùng nhịp độ diễn biến thị trường diễn ra nhanh. “Chứng khoán” cũng là thị trường khá kén chọn ngườ chơi.
Vàng được xem là kênh đầu tư mang tính chất “truyền thống”. Nhưng với nhịp độ phát triển cùng phương thức chuyển đổi hệ số. Vàng trở nên kém hấp dẫn trên thị trường so với những năm trước 2011.
Tính riêng trong nam 2020, giao dịch vàng miếng và trang sức tại thị trường Việt giảm 15%. Đây được xem là mức giảm khá mạnh đối với một thị trường khá được ưa chuộng như Vàng Việt. Đây cũng được xem là hệ quả của việc dịch chuyền nguồn vốn đầu tư mùa dịch. Khi các nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán có không gian tăng trưởng tốt hơn. Người ta chọn đầu tư các kênh khác mang lại mức lãi suất cao hơn so với vàn
g. Tuy rằng gần đây, xuất hiện một số dấu hiệu lạm phát trên thị trường. Đẩy giá vàng tăng lên 1900 USD/Ounce, nhưng để thị trường khôi phục hưng thịnh như những năm trước có vẻ “bất khả thi”.
Tính riêng trong nam 2020, giao dịch vàng miếng và trang sức tại thị trường Việt giảm 15%. Đây được xem là mức giảm khá mạnh đối với một thị trường khá được ưa chuộng như Vàng Việt. Đây cũng được xem là hệ quả của việc dịch chuyền nguồn vốn đầu tư mùa dịch. Khi các nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán có không gian tăng trưởng tốt hơn. Người ta chọn đầu tư các kênh khác mang lại mức lãi suất cao hơn so với vàng. Tuy rằng gần đây, xuất hiện một số dấu hiệu lạm phát trên thị trường. Đẩy giá vàng tăng lên 1900 USD/Ounce, nhưng để thị trường khôi phục hưng thịnh như những năm trước có vẻ “bất khả thi”.
Với định hướng phát triển từ Bộ tài chính cùng mức lãi suất hâp dẫn duy trì. Trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp đang nhận sự quan tâm lớn từ thị trường. Hiện tại, so với khu vực Đông Nam Á, thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ chiếm 15%. Nhưng lại được nhận định là thị trường có sức phát triển tốt. Đặc biệt, khi các quy định, chính sách siết chặt pháp lý được ban bố trên thị trường. Đảm bảo quyền lợi cá nhân dầu tư, cũng như định hướng phát triển lành mạnh cho thị trường trái phiếu.
Thống kê chỉ ra bất động sản đang là nhóm ngành trái phiếu yêu thích của nhà đầu tư. Với mức lãi suất trên 10% đi kèm tài sản đảm bảo. Tỷ lệ trái phiếu bất động sản tăng đều qua mỗi kỳ.
Trái phiếu là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư mùa dịch. Đặc biệt là với trái phiếu bất động sản và ngân hàng. Hai nhóm ngành uy tín và phát triển khá ổn định. Môi trường trái phiếu phát triển tốt sẽ tạo thêm nhiều ngành phân bổ đầu tư cho người Việt. Đồng thời giảm áp lực dư nợ ngân hàng cho ngành kinh tế.
Trái phiếu là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư mùa dịch. Đặc biệt là với trái phiếu bất động sản và ngân hàng. Hai nhóm ngành uy tín và phát triển khá ổn định. Môi trường trái phiếu phát triển tốt sẽ tạo thêm nhiều ngành phân bổ đầu tư cho người Việt. Đồng thời giảm áp lực dư nợ ngân hàng cho ngành kinh tế.
Tiết kiệm được đánh giá là kênh ít thu hút đầu tư nhất trong cách kênh chính danh. Hiện tại, mức lãi suất tiết kiệm chỉ giao động từ 4-6% tùy vào kỳ hạn được công bố. Đồng nghĩa với việc mức lãi suất thực của người đầu tư chỉ còn lại rất ít, sau khi đã trừ đi lạm phát và tỷ giá. Khiến cho tiết kiệm trở thành kênh kém hấp dẫn cho nhà đầu tư. Nhưng từ số liệu thực tế, con số huy động vẫn tăng trưởng mạnh mẽ tại các ngân hàng. Đặc biệt là tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn.
Đại dịch, giãn cách xã hội đẩy nhu cầu gia dịch, thanh toán online tăng mạnh. Điều này vô tình đẩy xu hướng số hóa tại các hệ thống ngân hàng tăng đột biến. Ngoài ra trước tình hình dịch khó đoán. Một số nhà đầu tư” chắc tay” vẫn chọn tiết kiệm làm kênh đầu tư mùa dịch. Với tiêu chí ” an toàn”, ăn chắc mặc bền. Số liệu tổng hợp cuối tháng 1.2021 đã chỉ ra có hơn 100 tài khoản cá nhân tại các ngân hàng sở hữu số dư hơn 741 nghìn tỷ đồng. Con số tặng trưởng đạt 55% so với cùng kì năm ngoái. Là chỉ số tăng trưởng cao nhất được xác định theo chi kì 2 năm liên tiếp.
Dù được đánh giá là kênh đầu tư kém hấp dẫn. Nhưng tiết kiệm với những tính chất đặc thù như phi rủi ro, quy mô lớn. Vẫn là một sự lựa chọn đầu tư mùa dịch đáng cân nhắc. Dành riêng cho những nhà đầu tư ngại xuống tiền với những nhóm ngành khác.